Vật Lý Trị Liệu Là Gì? Khác Gì Với Yoga Trị Liệu

vật lý trị liệu và yoga trị liệu

Nội Dung Chính

Vật lý trị liệu (tiếng anh là Physical therapy) và Yoga trị liệu là hai phương pháp được sử dụng phổ biến để cải thiện sức khỏe và trị liệu cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác biệt trong cách tiếp cận và áp dụng. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Nguyên tìm hiểu về các loại vật lý trị liệu phổ biến và lợi ích của chúng trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe, cũng như những điểm khác biệt giữa vật lý trị liệu và yoga trị liệu.

Vật lý trị liệu là gì?

Tập vật lý trị liệu cánh tay
Tập vật lý trị liệu cánh tay

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị y tế được sử dụng để khôi phục các chuyển động chức năng, chẳng hạn như đứng, đi lại và di chuyển các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các tình trạng bệnh lý hoặc chấn thương gây đau, hoặc giới hạn sự di chuyển như đau lưng, đau nhức xương khớp, đau gối,… Ví dụ, nếu bạn thích chạy và bắt đầu có đau đầu gối, một vật lý trị liệu viên có thể đánh giá chuyển động của bạn và phát triển kế hoạch điều trị giúp bạn chạy không đau.

Các chuyên gia y tế được biết đến với tên gọi vật lý trị liệu viên hay Physical Therapists (PTs) thực hiện phương pháp điều trị này. Những chuyên gia này giáo dục, cung cấp các liệu trình cá nhân hóa và chỉ định các bài tập cho mỗi bệnh nhân để cải thiện khả năng di chuyển, sức mạnh và chức năng của họ.

Lợi ích của vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là dịch vụ chăm sóc nhằm giảm đau và giúp bạn chức năng, di chuyển và sống tốt hơn. Bạn có thể cần đến phương pháp này để:

  • Giảm đau cổ vai gáy, đau lưng, đau gối,…
  • Cải thiện khả năng, phạm vi di chuyển
  • Phòng ngừa hoặc phục hồi sau chấn thương thể thao
  • Phòng ngừa tàn tật hoặc phẫu thuật
  • Phục hồi sau tai biến, tai nạn, chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Quản lý bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim hoặc viêm khớp
  • Phục hồi sau khi sinh

Mọi người ở mọi độ tuổi đều có lợi ích từ phương phày này, nó có thể điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Ai phù hợp để sử dụng để phục hồi chức năng?

  • Bệnh về xương khớp: như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, viêm đa rễ, liệt thần kinh ngoại biên.
  • Tổn thương về thần kinh – cơ: như bại não, chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm màng não, tổn thương tủy sống.
  • Dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền.
  • Chấn thương: như trật khớp, giãn dây chằng khớp gối, căng dãn cơ bắp.
  • Phục hồi chức năng sau tai biến: điều này giúp bộ phận tổn thương khôi phục lại chức năng vốn có.
  • Phục hồi sau khi phẫu thuật: như phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật dây chằng khớp gối, thay khớp gối, háng nhân tạo hay các phẫu thuật liên quan đến thần kinh cột sống, não.
  • Bệnh lý về hô hấp: như hen phế quản, tắc nghẽn phổi, viêm phổi.
  • Bệnh mãn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, đau dạ dày, viêm tụy mãn tính.

Có thể tập phương pháp này ở đâu?

Bạn có thể tập ở nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm:

  1. Phòng tập trị liệu: Đây là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ trị liệu với các trang thiết bị, máy móc hiện đại và các chuyên gia có kinh nghiệm.
  2. Bệnh viện hoặc phòng khám: Nhiều bệnh viện và phòng khám cũng cung cấp dịch vụ. Bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia để tư vấn và thực hiện các bài tập phù hợp.
  3. Tại nhà: Nếu bệnh nhân không thể đến phòng tập trị liệu hoặc phòng khám, các bác sĩ có thể hướng dẫn và cung cấp cho bệnh nhân các bài tập phục hồi tại nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập nào.

Vật Lý Trị Liệu và Yoga Trị Liệu có giống nhau không?

Sự khác nhau của hai bộ môn vật lý trị liệu và yoga trị liệu
Sự khác nhau của hai bộ môn

Vật Lý Trị Liệu và Yoga Trị Liệu đều là các phương pháp trị liệu thường được sử dụng để giúp cải thiện sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng có nhiều khác biệt trong cách tiếp cận và các kỹ thuật được sử dụng.

Vật Lý Trị Liệu sử dụng các phương pháp như tập thể dục, tập luyện thể chất, điều trị bằng nhiệt, xoa bóp, và đặc biệt là các phương pháp điện trị để giúp cải thiện chức năng và giảm đau.

Trong khi đó, Yoga trị liệu là một loại hình thể dục nhẹ nhàng kết hợp với thực hành tập trung vào tình trạng tâm lý và cảm xúc của người tập luyện. Nó tập trung vào sự kết hợp của thể chất và tâm trí, và giúp giảm stress, tăng cường sự linh hoạt và giảm đau lưng.

Vì vậy, mặc dù hai phương pháp này có mục đích chung là cải thiện sức khỏe và khả năng vận động, chúng có những khác biệt đáng kể trong cách tiếp cận và các kỹ thuật được sử dụng.

7 Loại Vật Lý Trị Liệu Phổ Biến

  • Rehabilitative Physical Therapy (phục hồi chức năng): Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một loại vật lý trị liệu tập trung vào việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau các cuộc phẫu thuật.

  • Neurological Physical Therapy (trị liệu thần kinh): Loại vật lý trị liệu này tập trung vào việc giúp bệnh nhân phục hồi từ các bệnh lý thần kinh.

  • Geriatric Physical Therapy (trị liệu lão khoa): Loại liệu pháp vật lý này điều trị các bệnh lý liên quan đến tuổi tác của người già như loãng xương, viêm khớp và các rối loạn mãn tính.

  • Hand Physical Therapy (trị liệu tay): Đây là liệu pháp vật lý dành cho những người bị thương tay hoặc bị viêm khớp dạng thấp.

  • Pediatric Thysical Therapy (trị liệu dành cho trẻ em): Loại liệu pháp vật lý này giúp sửa các khuyết tật bẩm sinh, tăng trưởng thể chất chậm, điều trị các tổn thương cấp tính và các khuyết tật di truyền như bại liệt não ở trẻ em.

  • Orthopedic Physical Therapy (trị liệu xương khớp): Loại vât lý trị liệu này sửa các dị tật liên quan đến hệ thống cơ xươn như bị chấn thương đến xương, cơ, gân, khớp và dây chằng.

  • Cardiovascular and Pulmonary Physical Therapy (trị liệu tim mạch và phổi): Vật lý trị liệu tim phổi nhằm mục đích điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính và suy tim.

Những lưu ý khi tham gia vật lý trị liệu

  1. Đầu tiên, bạn nên tìm một chuyên gia có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo rằng liệu pháp được thực hiện đúng cách và an toàn.
  2. Trước khi bắt đầu liệu pháp, chuyên gia cần kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  3. Bạn cần tham gia đầy đủ và chăm chỉ trong quá trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  4. Bạn cần nắm vững các kỹ thuật và tập luyện được chỉ định để tự thực hiện tại nhà.
  5. Cuối cùng, bạn cần liên hệ với chuyên gia ngay nếu bạn có bất kỳ vấn đề hay triệu chứng nào liên quan đến quá trình điều trị.

Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga trị liệu tại Blog của Nguyên, đặc biệt là kênh Youtube của Nguyên có rất nhiều bài tập và động tác hữu ích khác, các bạn hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên nhé!

Chia Sẻ Bài Viết:

Các Bài Viết Khác

viVietnamese