Tư Thế Yoga Cánh Cung: Lợi Ích Và Hướng Dẫn Cụ Thể

https://nguyenyoga.com/tu-the-yoga-canh-cung-loi-ich-va-huong-dan-cu-the/

Nội Dung Chính

Tư thế cánh cung là một trong những tư thế Yoga nhiều lợi ích và khá thử thách với các bạn mới. Tuy nhiên, đây tư thế này không chỉ đẹp mắt, mà còn chứa đựng một loạt lợi ích sức khỏe và tinh thần đáng kể. Trong bài viết dưới đây Nguyên sẽ chia sẻ với bạn lợi ích của nó, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách thực hiện nhé.

Tư thế Cánh Cung là gì?

Tư thế Cánh Cung là tư thế bạn sẽ thực hiện uốn cong cơ thể thành hình dáng của một cánh cung. Khi uốn lưng lên, kéo căng toàn bộ cơ thể từ cổ đến chân, giúp tạo ra sự giãn cơ và linh hoạt. Đây được xem và một tư thế Yoga nâng cao nhưng nó cũng hoàn toàn phù hợp với người mới nếu bạn biết cách thực hiện đúng.

Lợi ích của tư thế Yoga Cánh Cung

Lợi ích cho sức khỏe thể chất:

  • Tăng sức mạnh và linh hoạt cho cơ bụng, cơ lõi, cột sống.
  • Giúp mở khớp vai, khớp hông, nâng cao khả năng vận động của khớp vai
  • Là một tư thế ngả lưng, nên nó cũng giúp tăng sức mạnh cho cơ lưng
  • Giúp kéo giãn cơ cổ, cơ ngực, cơ bụng, cơ đùi, cẳng chân và mũi chân.

Lợi ích cho sức khỏe tinh thần:

  • Thư giãn tâm trạng và giảm căng thẳng
  • Kích hoạt, kích thích cơ quan bụng và hệ thần kinh giao cảm
  • Tăng sức mạnh cho các cơ quan tiêu hóa.

Chuẩn bị trước khi tập

  • Tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất bốn đến năm giờ sau bữa ăn để thực hiện tư thế này.
  • Thời gian tốt nhất để thực hiện tư thế này là vào buổi sáng sớm. Nhưng bạn cũng có thể thực hiện vào buổi tối nếu buổi sáng của bạn bận rộn với các hoạt động khác.
  • Nếu bạn bị đau lưng, thoái hoá hay thoát vị đĩa đệm, hãy tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc bỏ qua tư thế này.

Bị đau lưng khi tập tư thế Cánh Cung
Bị đau lưng khi tập tư thế Cánh Cung

Hướng dẫn tư thế Yoga Cánh Cung

Bước đầu của tư thế Cánh Cung
Bước đầu của tư thế Cánh Cung

  • Để làm tư thế này, hãy nằm sấp trên sàn, 2 tay để xuôi hông. Bạn hãy co 2 chân về phía người, sau đó dùng 2 tay cầm phần cổ chân.

Tư thế Yoga Cánh Cung
Tư thế Yoga Cánh Cung

  • Hít vào, nhấc và đẩy căng ngực về phía trước, dùng lực vai kéo ngực lên trên, đồng thời tay kéo lấy cổ chân và chân đè lực ngược lại vào bàn tay, tạo lực kéo và nâng đùi và chân khỏi mặt đất.
  • Khi đã vào tư thế, hãy hít thở đều và giữ cổ trên đường cong của cột sống lưng.

Một số lưu ý khi tập tư thế Cánh Cung

Các khớp bị cứng

Các khớp bị cứng khi tập tư thế Cánh Cung
Các khớp bị cứng khi tập tư thế Cánh Cung

Lỗi phổ biến trong tư thế này là nếu bạn có cơ đùi, cơ lưng, khớp hông hoặc khớp vai cứng sẽ khó thực hiện tư thế này.

Mở khớp vai bằng dây, tư thế tấn thấp, tư thế rắn hổ mang và tư thế kéo giãn cơ đùi

Hãy tập thêm các bài tập bổ trợ để hỗ trợ cho tư thế cánh cung, đặc biệt là các bài kéo giãn và mở vai, cột sống lưng, khớp hông và cơ đùi.

Bạn có thể tham khảo các tư thế giúp mở khớp hông và tặng độ linh hoạt khớp vai của Nguyên.

Cong lưng quá mức

Lỗi cong lưng quá mức khi tập
Lỗi cong lưng quá mức khi tập

Lỗi thứ 2 là bạn cố gắng ưỡn cong lưng quá mức, khiến gây áp lực lên các đốt sống lưng và đĩa đệm, hãy cố vươn dài cột sống lưng về trước thay vì bẻ gập thắt lưng.

Ngửa cổ quá nhiều về sau

Lỗi ngửa cổ về sau quá nhiều
Lỗi ngửa cổ về sau quá nhiều

Và cuối cùng là khi làm tư thế này, tránh ngửa cổ về sau và ép bả bai vào trong vì nó có thể khiến bạn bị đau và mỏi cổ vai gáy.

Tập đúng tư thế Yoga Cánh Cung
Tập đúng tư thế Yoga Cánh Cung

Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với quá trình tập luyện tư thế Cánh Cung của bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga tại Blog của Nguyên, đặc biệt là kênh Youtube của Nguyên có rất nhiều bài tập và động tác hữu ích khác, các bạn hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên nhé!

Chia Sẻ Bài Viết:

Các Bài Viết Khác

viVietnamese