Làm Sao Để Vượt Qua Trầm Cảm [Phần 2]

Lưu ý: bài viết này được viết vào khoảng 2017 bên blog cũ của mình. Mình chia sẻ lại với các bạn.

Đọc Phần 1 tại đây.

Khi cơ thể bạn bị đánh gục bởi cú sốc tâm lý bởi bất cứ vấn đề nào, việc đầu tiên sẽ xảy ra đó là máu dồn lên não tột đỉnh và não bạn sẽ hoạt động quá công suất. Tuy nhiên những hoạt động này mang rất nhiều tính tiêu cực và rất lung tung nên người bạn sẽ mệt rất nhanh và gần như kiệt sức cả ngày mặc dù bạn không hoạt động nhiều. Việc bạn cần làm là:

3) Cố gắng Ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ

Tuần đầu của đợt trầm cảm nặng, mình ăn rất ít, gần như không ăn mà chỉ ngủ thôi. Nhờ có ngủ nên người mình đỡ mệt được chút xíu, nhưng vẫn kiệt sức hoàn toàn. Thế là mình nhớ tới những điều mình đọc và nghe được, cũng như nhớ lại những lúc mình ốm hồi trước. Phải có thực thì mới vực được đạo. Mình cố gắng lết xác ra siêu thị đi mua đồ ăn về và cố gắng nuốt đồ ăn mặc dù không muốn ăn chút nào.

Khi bạn ốm, mệt, hay trầm cảm, hãy cố gắng ăn và ngủ nghỉ đầy đủ. Có thể bạn sẽ không ngừng suy nghĩ hay tự kỉ. Nhưng có đồ ăn và ngủ nghỉ đủ thì mới có sức để mà đối mặt với thực tế khó khăn. Và ăn uống và ngủ nghỉ là hai phương pháp tự nhiên để giúp cơ thể hồi phục “sạch” mà không đụng đến thuốc thang (mình không thích xài thuốc).

Mình biết là nhiều bạn sẽ bị rơi vào tình trạng khó ngủ, suy nghĩ nhiều, biếng ăn. Nếu được, các bạn hãy áp dụng thử 2 phương pháp mình giới thiệu trong phần 1 để giảm thiểu tối đa và giúp cho giấc ngủ của các bạn được trở lại và cũng như bớt suy nghĩ hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ là cố gắng ăn và uống nước đúng bữa.

4) Vận động cơ thể vật chất và Tâm Lý – Sinh lý

Sau khi bạn đã ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ rồi thì cơ thể bạn vẫn rất mệt mỏi do não và có thể là tim bạn vẫn chịu đựng những cú sốc hàng ngày khi những kỉ niệm hay hình ảnh quá khứ dồn dập trở về không ngừng.

Khi bạn trầm cảm, bạn sẽ không muốn gặp ai, thích ở nơi yên tĩnh và không thích ra ngoài đường. Tuy nhiên, hãy cố gắng hoạt động cơ thể dù chỉ rất ít. Lúc trước khi bị trầm cảm, mình có xem được một video trên Youtube về tác dụng của chỉ 30 phút đi bộ/ngày (Các bạn có thể xem ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=aUaInS6HIGo)

Rồi mình vẫn nhớ câu nói của Tony Robbins :”Motion Creates Emotion”. Tức là hoạt động sẽ tạo ra cảm xúc tương ứng. Tức khi cơ thể bạn có những hoạt động tích cực thì sẽ tạo ra các cảm xúc tích cực tương ứng. Còn nếu cơ thể bạn ít hoạt động, hay thụ động thì những cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ trở nên tối, thụ động và không tốt cho cơ thể.

Thế là mình quyết định hàng ngày, thay vì đi xe đạp đến trường (lúc đó mình vẫn phải lết xác tới trường học nhưng chỉ là người mất hồn, đến xong lủi thủi về không nói chuyện, không nhìn ai), thì mình quyết định đi bộ tới trường. Hàng ngày đủ 40 phút đi bộ cả đi cả về. Nó cũng giúp mình hít thở không khí trong lành hơn là ở trong phòng tối cả ngày. Khi mình đi bộ tới trường thì mình hay bật nhạc Dance kiểu giựt giựt để tăng tinh thần (kiểu fake it til you make it =]]). Nói chung là phương pháp này khá hiệu quả. Từ đó về sau đi đâu mình cũng đi bộ dù đi bộ cũng phải 40 phút- 1 tiếng. Nó giúp mình hoạt động cơ thể nhiều hơn.

Cái này không phải là phương pháp không có khoa học. Như các bạn biết, dân văn phòng, hay những người ít hoạt động thường sẽ cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi, nhiều lúc thở rất khó. Đơn giản là do tim bạn không được rèn luyện kết hợp với hơi thở đều nên tim bạn trở nên rất yếu và hơi thở cũng nặng nề hơn. Mà hơn nữa là khi trầm cảm thì tim bạn là một trong những điểm yếu nhất do ảnh hưởng của tâm lý.

Cho nên không có phương pháp nào tuyệt vời hơn là hoạt động cơ thể, có thể coi là một mũi tên bắn nhiều con chim. Vừa giúp máu huyết bạn lưu thông cơ thể, vừa giúp tim bạn khỏe hơn để đối mặt với những cuộc tổng tấn công của cảm xúc nặng nề. Nó tấn công thì mình cũng phải có quân chống trả dù cuối cùng có thể thua. (=]])

Khi cơ thể bạn khỏe, tim mạch bạn khỏe thì tâm lý bạn sẽ khỏe hơn, người ta gọi chung là Sinh Lý, tức sinh học của bạn tốt thì tâm lý tốt, còn sinh lý yếu thì tâm lý sẽ không vững, dẫn tới nhiều vấn đề như stress, suy nghĩ nhiều, khó ngủ…v..v

5) Bạn bè – mối quan hệ xã hội

Dù muốn hay không muốn, bạn vẫn phải có ít nhất một cho tới hai người có thể giúp đỡ bạn lúc khó khăn. Lúc mình rơi vào trầm cảm, lúc đó mình không có ai là bạn cả. Gia đình thì mình không nói chuyện nhiều. Bạn bè thì mình tự cô lập.

Nhưng có một điều là, tất cả chỉ là trong đầu bạn, tức mọi người ghét mình, rằng tất cả mọi người là giả dối hay tương tự. Có thể bạn sẽ mất niềm tin vào tất cả, con người, mối quan hệ, những điều bạn tin tưởng trước đó về con người. Sẽ luôn luôn có người sẵn sàng ôm và chấp nhận lúc bạn xấu xí nhất. Có thể cả người lạ nữa. Không ai đuổi đánh hay xua đuổi bạn nếu như bạn chấp nhận hé một chút cánh cửa để người ta cứu lấy bạn.

May mắn lúc đó là có những con người rất rất tốt, sẵn sàng bỏ qua sự điên khùng, thay đổi chóng mặt của mình để bao dung lấy mình. Tất nhiên là họ cũng có chút rụt rè nhưng đó là vị tôn trọng bạn, nhưng họ sẽ không bỏ rơi bạn. Trong đó có một thằng bạn đã giúp mình học và nhờ nó mà mình học lên rất tốt như mình kể trong phần 1. Mặc dù lúc trước mình với nó không ưa nhau lắm do không hợp nhau. Có những đêm học ở nhà nó rồi một mình đi bộ về trên con đường vắng tanh lúc 2-3 giờ sáng, mình cũng rơm rớm nước mắt vì nó tốt quá. Sau khi mình rời thành phố đó sang môi trường mới, nó vẫn ở lại học tiếp ở đó. 3 năm sau tức chỉ vài tháng trước hai đứa mới gặp lại nhau, chơi game rồi barbeque cũng rất thân thiết mặc dù 3 năm gần như không nói chuyện.

Hãy cố gắng luôn luôn có một tới hai người mà bạn có thể tìm tới khi bạn không còn ai xung quanh. Có thể bạn nghĩ rằng họ không thân thiết hay bạn không ưa họ ở một điểm nào đó, nhưng thực sự là có thể họ tốt hơn bạn nghĩ nhiều.

Nguyên,

Chia Sẻ Bài Viết:

Bài viết trên thuộc series các câu chuyện cá nhân Nguyên chia sẻ qua email hàng ngày.

Đăng ký làm hội viên miễn phí để được nhận các câu chuyện mới sớm nhất qua email!

viVietnamese