Giãn Tĩnh Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

giãn tĩnh mạch chân

Nội Dung Chính

Giãn tĩnh mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, nó thường xảy ra ở những người trung niên và người già, đặc biệt là ở những người có lối sống ít vận động, phải đứng hoặc ngồi nhiều trong công việc. Nó có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong bài viết này, bạn hãy cùng Nguyên tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giãn tĩnh mạch để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có những giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bạn nha.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch ở chân người bệnh
Tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân

Đây là tình trạng các tĩnh mạch của bạn trở nên to, giãn ra và chứa quá nhiều máu, thường ảnh hưởng nhất đến các tĩnh mạch ở chân. Đó là bởi vì bạn đứng và đi sẽ làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của phần dưới cơ thể. Các tĩnh mạch bị giãn thường sưng lên và nổi lên, có màu hơi xanh tím hoặc đỏ.

Đối với nhiều người, có thể chỉ mắc chứng tĩnh mạch mạng nhện là biến thể nhẹ, đơn giản là vấn đề thẩm mỹ. Nhưng đối với những người khác, giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức và khó chịu, đôi khi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch

Nó xảy ra khi các tĩnh mạch không hoạt động bình thường. Tĩnh mạch có van một chiều ngăn máu chảy ngược. Khi các van này bị hỏng, máu bắt đầu tích tụ trong tĩnh mạch thay vì tiếp tục chảy về tim. Các tĩnh mạch sau đó mở rộng, thế nên thường ảnh hưởng đến chân. Các tĩnh mạch ở đó xa tim nhất và trọng lực khiến máu khó chảy lên trên hơn.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Thai kỳ
  • Mãn kinh
  • Tuổi trên 50
  • Đứng trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Tiền sử gia đình đã từng bị

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể không gây đau, dấu hiệu bao gồm:

  • Tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh
  • Các tĩnh mạch xuất hiện xoắn và phồng lên, thường xuất hiện giống như dây trên chân

Khi các dấu hiệu và triệu chứng đau đớn của chứng giãn tĩnh mạch xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức hoặc nặng nề ở chân.
  • Nóng rát, đau nhói, chuột rút cơ và sưng ở cẳng chân.
  • Đau nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài.
  • Ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch.
  • Thay đổi màu da xung quanh tĩnh mạch giãn.

Tĩnh mạch mạng nhện tương tự như giãn tĩnh mạch nhưng chúng nhỏ hơn. Tĩnh mạch mạng nhện được tìm thấy gần bề mặt da hơn và thường có màu đỏ hoặc xanh lam, chúng khác nhau về kích thước và thường trông giống như mạng nhện.

Cách điều trị và ngăn ngừa

Khi đã phát hiện các triệu chứng thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thay đổi lối sống của mình.

Thay đổi lối sống

Những thay đổi sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch hình thành hoặc trở nên tồi tệ hơn:

  • Tránh đứng trong thời gian dài.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu của bạn, một số các bộ môn như Yoga, vật lý trị liệu,… có thể sẽ hữu ích với bạn.
  • Bạn cũng nên kê cao chân bất cứ khi nào bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Máy Nén và Vớ Y Khoa

vớ hỗ trợ người giãn tĩnh mạch chân
Vớ ép hỗ trợ người bệnh
Máy ép chân giúp giảm giãn tĩnh mạch
Máy ép chân giúp lưu thông máu ở chân

Những công cụ như máy nén hay vớ y khoa chuyên hỗ trợ cho bệnh nhân. Chúng sẽ tạo đủ áp lực lên chân của bạn để máu có thể chảy dễ dàng hơn đến tim của bạn, làm giảm sưng tấy.

Tiến hành phẫu thuật

Nếu thay đổi lối sống không hiệu quả hoặc nếu vẫn gây ra đau đớn, bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa để nghe tư vấn về phương pháp phẫu thuật.

Một số lựa chọn điều trị khác

Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn điều trị khác như:

  • Liệu pháp xơ hóa, sử dụng chất lỏng hoặc bọt tiêm hóa chất để chặn tĩnh mạch lớn hơn
  • Liệu pháp vi phẫu, sử dụng phương pháp tiêm hóa chất lỏng để chặn các tĩnh mạch nhỏ hơn
  • Phẫu thuật laser, sử dụng năng lượng ánh sáng để chặn tĩnh mạch
  • Liệu pháp cắt bỏ nội mạch, sử dụng nhiệt và sóng tần số vô tuyến để chặn tĩnh mạch
  • Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi, sử dụng một ống soi nhỏ được chiếu sáng đưa vào qua một vết rạch nhỏ để chặn tĩnh mạch

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với khả năng và điều kiện cơ thể của bạn.

Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với tình tạng giãn tĩnh mạch của bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga trị liệu tại Blog của Nguyên, đặc biệt là kênh Youtube của Nguyên có rất nhiều bài tập và động tác hữu ích khác, các bạn hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicose-veins/symptoms-causes/syc-20350643

https://vinmec.com/vi/news/health-news/varicose-veins-what-you-need-to-know/

https://www.healthline.com/health/varicose-veins
Chia Sẻ Bài Viết:

Các Bài Viết Khác

viVietnamese