Đau cơ (đau nhức cơ bắp) là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà hầu hết mọi người đều đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Đau cơ có thể xảy ra khi ta tập luyện thể thao, làm việc với tư thế sai hoặc do căng thẳng.
Dù cho đau cơ bắp có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, nó vẫn có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Trong bài viết này, bạn hãy tìm hiểu cùng Nguyên về các nguyên nhân gây đau cơ và những cách để giảm đau, cũng như phòng tránh chúng nha.
Đau cơ là gì?
Đau cơ là dấu hiệu của chấn thương dây chằng, gân hoặc cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe khác. Bạn có thể cảm thấy đau thường xuyên hoặc đau nhói ngẫu nhiên. Một số người bị đau cơ khắp người, trong khi những người khác lại bị đau ở những vùng cụ thể.
Các triệu chứng của đau cơ
Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và có thể bao gồm:
- Đau hoặc đau nhói ở các vùng trên cơ thể
- Đỏ hoặc bầm tím
- Chuyển động hạn chế
- Co thắt cơ bắp
- Sưng tấy
- Yếu cơ
Ai có thể bị đau cơ?
Mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể gặp vấn đề này. Khi bạn thử một hoạt động thể chất mới hoặc thay đổi thói quen tập thể dục, bạn có thể bị đau nhức cơ khởi phát chậm (DOMS). Cơn đau có thể xuất hiện từ 6 đến 12 giờ sau khi tập luyện và kéo dài đến 48 giờ. Bạn cảm thấy đau khi các cơ lành lại và khỏe hơn.
Nguyên nhân của đau cơ là gì?
Các nguyên nhân phổ biến nhất của đau cơ là căng thẳng, các cơ bị sử dụng quá mức và chấn thương nhẹ. Loại đau này thường xuất hiện ở vị trí cụ thể, chỉ ảnh hưởng đến một số cơ hoặc một phần nhỏ của cơ thể bạn. Đau toàn thân đau khắp cơ thể thường là hậu quả của nhiễm trùng, bệnh tật hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Đau cơ do tuần hoàn máu kém
Lượng máu cung cấp cho chân và bàn chân của bạn thấp có thể gây ra chuột rút ở những vùng đó khi bạn tập thể dục, đi bộ hoặc tham gia các hoạt động thể chất, gây ra các cơn đau thường xuyên.
Đau cơ do thiếu vitamin và khoáng chất
Đối với những người ăn kiêng hoặc không có chế độ ăn uống cân đối, thiếu canxi, kali, natri, magie sẽ có thể dẫn đến chuột rút, đau và co cơ, cảm giác mỏi và yếu cơ, cũng như khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động vận động.
Xuất phát từ việc ít vận động
Đau cơ phổ biến khi ít vận động là một vấn đề thường gặp đối với những người làm văn phòng hoặc ngồi nhiều. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau cổ vai gáy, nhức mỏi cơ lưng và đặc biệt là đau lưng dưới. Điều này có thể xảy ra do sự thiếu vận động và thói quen ngồi sai tư thế, gây ra căng thẳng và đau cơ.
Những loại nhiễm trùng gây đau cơ
Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức khắp người. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết, sốt và buồn nôn.
Những loại đau cơ bổ biến khi tập luyện thể thao
Nếu bạn thường xuyên đến phòng gym để chạy bộ hoặc tập yoga, bạn có thể bị đau sau khi tập do sử dụng quá mức cùng một cơ. Ngoài ra, các chấn thương khác cũng có thể gây đau cơ, bao gồm:
- Nhức mỏi nhóm cơ bụng
- Căng cứng các nhóm cơ lưng như cơ xô, cơ trám, cơ thang
- Bong gân
- Gãy xương và chấn thương.
- Hội chứng đau do cử động lặp đi lặp lại (lạm dụng quá mức).
- Viêm gân
- Đau nhức nhóm cơ chân và tay như cơ bắp tay, cơ mông, cơ đùi, và dây chằng chân
Làm thế nào để chẩn đoán nguyên nhân chính xác?
Nếu bạn không biết nguyên nhân gây đau cơ, hoặc cơn đau nghiêm trọng hoặc mãn tính, các bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu các xét nghiệm, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ enzyme, hormone và chất điện giải và kiểm tra nhiễm trùng.
- Chụp MRI hoặc CT để tìm chấn thương hoặc tổn thương cơ.
- Điện cơ để đo hoạt động điện trong dây thần kinh và cơ bắp.
- Sinh thiết cơ để tìm những thay đổi mô cơ có thể chỉ ra các bệnh về thần kinh cơ.
Điều trị đau cơ như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, những bước sau có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn:
- Nghỉ ngơi và nâng cao vùng đau.
- Thay phiên giữa băng giảm viêm và nhiệt để cải thiện lưu thông máu.
- Ngâm mình trong nước tắm ấm với muối Epsom hoặc tắm vòi sen nước ấm.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, acetaminophen, ibuprofen, naproxen,…
- Thử các phương pháp hỗ trợ, như xoa bóp, thiền định, Yoga hoặc châm cứu, châm kim khô (dry needling).
Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với tình trạng của bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga trị liệu tại Blog của Nguyên, đặc biệt là kênh Youtube của Nguyên có rất nhiều bài tập và động tác hữu ích khác, các bạn hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên nhé!