3 Cách Chữa Khó Thở, Hụt Hơi Nhanh để Thở Tốt Hơn

Bạn có bao giờ cảm thấy mình bị khó thở, hụt hơi, hoặc sức bền của bạn yếu, chỉ cần hoạt động một chút là sẽ không thể thở nổi, phổi muốn nở tung? Khó thở, hụt hơi, hay tức ngực khi thở là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Có 3 nguyên nhân lớn gây ra các triệu chứng này:

  • Một là phổi của bạn bị tổn thương
  • Hai là ít vận động nên phổi không được rèn luyện
  • Và cuối cùng là cơ hoành không được sử dụng và tập luyện khiến bạn không thể thở tốt nhất có thể.

Vậy làm sao để chữa trị tình trạng này?

Trong hệ hô hấp, có 2 phần chính đóng góp rất nhiều vào khả năng thở của bạn đó là phổi và cơ hoành. Nếu như một trong 2 phần này hoặc cả 2 bị tổn thương, nó sẽ làm cho khả năng thở của bạn bị yếu đi rất nhiều.

Trong video này, Nguyên sẽ hướng dẫn bạn 3 bài tập thở đơn giản dễ làm để giúp tăng khả năng vận động của phổi, giúp phổi của bạn khỏe hơn, cũng như cơ hoành của bạn hoạt động tốt hơn. Ngoài ra các bài tập thở này cũng sẽ giúp thanh lọc hệ hô hấp, giúp bạn ngăn ngừa các bệnh phổ biến như hen suyễn hay viêm phổi.

1) Thở Bụng – Thở Cơ Hoành (Diaphragmatic breathing)
Bài tập đầu tiên là bài tập thở bụng hay còn gọi là thở sử dụng cơ hoành.

Bài tập thở này sẽ giúp cơ hoành của bạn hoạt động tốt hơn, giúp bạn đưa nhiều khí oxy vào phổ hơn, thở sâu hơn. Với các bạn nào học hát, hay các môn cần nhiều lượng khí dự trữ trong người, các bài thở cơ hoành là một phần không thể thiếu.

Ngoài ra, tập thở bằng cơ hoành cũng sẽ giúp bạn tránh các tình trạng bị tức ngực, đau nhói vùng tim khi thở vì nó sẽ giúp phổi của bạn không gây chèn ép và tăng áp lực lên vùng tim.

2) Bài tập Giữ hơi thở – Thở Kumbhaka (Full Breath Retention)
Bài tập Giữ hơi thở Hay còn gọi là Kumbhaka trong tiếng Phạn hoặc Full Breath Retention trong tiếng Anh là bài tập giúp chọ bạn nín thở và giữ hơi thở lâu hơn. Việc nín thở hay giữ hơi thở sẽ giúp:

  • Rèn luyện cơ hoành
  • Tăng khả năng vận động của phổi
  • Giúp thanh lọc phổi, cũng như đưa nhiều khí Oxy vào cơ thể và các cơ quan của bạn nhiều hơn, giúp bạn thở tốt hơn cũng như cơ thể của bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

3) Hơi Thở Lửa – Kapalbhati/Kapalabhati (Breath of Fire)
Bài thở cuối cùng là hơi thở lửa, hay còn gọi là Kapalbhati/Kapalabhati trong tiếng Phạn và Breath of Fire trong tiếng anh.
Bài thở này sẽ giúp thanh lọc đường hô hấp, tăng khả năng hoạt động của phổi và cơ hoành, giúp bạn thở tốt hơn và cơ thể trao đổi khí tốt hơn.

Chia Sẻ Bài Viết:

Các Video Khác

viVietnamese