Cách Trị Khó Thở, Hụt Hơi Hiệu Quả Tại nhà

Nội Dung Chính

Hiện tượng khó thở, hụt hơi diễn ra ngày càng đáng báo động ở mọi độ tuổi. Hầu hết tất cả chúng ta đều ít nhất 1 lần trải qua một lần khó thở. Vậy làm sao để phòng ngừa nguy hiểm khi mắc phải tình trạng này, và đâu là cách điều trị khó thở tại nhà? Mọi người hãy tìm hiểu cùng Nguyên trong bài viết này nhé!

Khó thở, hụt hơi có thể điều trị tại nhà không?

Khó thở, hụt hơi chia làm 2 cấp độ chính là khó thở cấp tính (xảy ra đột ngột, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn), và khó thở mãn tính (kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn). Thế nên việc điều trị sẽ dựa theo cấp độ bệnh lý của bệnh nhân.

Yoga trị khó thở, hụt hơi
Sử dụng phương pháp Yoga để cải thiện khó thở, hụt hơi

Với những người không thường xuyên bị khó thở (cấp độ cấp tính nhẹ) thì hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà với những phương pháp tự nhiên và an toàn như Yoga, hay những môn thể thao khác.

Nhưng phải lưu ý với những trường hợp mãn tính, cơn khó thở, hụt hơi kéo dài và thường xuyên diễn ra thì đó là dấu hiệu của sự nguy cấp về sức khỏe. Lúc này cần gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chứ không nên xem nhẹ và chỉ chữa bệnh tại nhà.

Những cách chữa khó thở, hụt hơi nhanh tại nhà.

1. Thở mím môi

Đây là một cách đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở do hoảng sợ, COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) hoặc tăng thông khí (tình trạng mất cân bằng giữa việc hít và thở).

Cách thở mím môi làm chậm nhịp thở của bạn, giúp mỗi hơi thở sâu hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi của bạn. Bạn có thể sử dụng nó bất cứ khi nào cảm thấy khó thở. Đặc biệt là trong khi bạn gặp tình trạng khó thở trong một hoạt động như cúi người, nâng đồ vật hoặc leo cầu thang.

Hướng dẫn:

  • Thư giãn cơ cổ và vai của bạn.
  • Từ từ hít vào bằng mũi trong hai lần đếm, giữ miệng của bạn đóng lại.
  • Mím môi như thể bạn sắp huýt sáo.
  • Thở ra từ từ và nhẹ nhàng qua đôi môi mím đến đếm đến bốn.

2. Đứng tựa lưng với tường

Đứng cũng có thể giúp thư giãn cơ thể và đường hô hấp, đồng thời sẽ tạo ra nhiều không gian hơn trong lồng ngực cho phổi của bạn.

Hướng dẫn:

  • Đứng gần tường, quay mặt ra chỗ khác và tựa hông vào tường.
  • Giữ chân rộng bằng vai và đặt tay lên đùi.
  • Hãy để vai của bạn được thả lỏng, hơi nghiêng người về phía trước và đung đưa cánh tay của bạn trước mặt bạn.

3. Ngủ ở tư thế thoải mái

Khi bị chứng khó thở, hụt hơi thì bạn cũng sẽ cảm thấy như bị ngạt thở trong khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến việc thức dậy thường xuyên, làm giảm chất lượng và thời lượng giấc ngủ của bạn. Tư thế ngủ đúng sẽ giúp cơ thể và đường hô hấp được thư giãn, giúp thở dễ dàng hơn.

Hướng dẫn:

Nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và kê cao đầu bằng gối, giữ lưng thẳng. Hoặc nằm ngửa, kê cao đầu và gập gối, kê một chiếc gối dưới đầu gối.

3 cách chữa khó thở bằng cách thở Yoga.

1. Bài tập thở bụng (hay còn gọi là thở sử dụng cơ hoành)

Ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa:

Tư thế Yoga thở bụng
Tư thế Yoga thở bụng ngồi (hít vào)
Tư thế Yoga thở bụng
Tư thế Yoga thở bụng ngồi (thở ra)
Tư thế thở bụng
Tư thế thở bụng nằm ngửa (hít vào)
Tư thế thở bụng
Tư thế thở bụng nằm ngửa (thở ra)

Hướng dẫn:

Bạn sẽ đặt 1 tay lên bụng và 1 tay lên ngực. Bạn sẽ hít thở chậm và sâu để cảm nhận bụng của mình di chuyển phình ra khi hít vào và bụng hõm vào khi thở ra. Hãy làm 10 nhịp thở và tăng dần lên 20, và 30 nhịp thở để cảm nhận tốt hơn.

Lưu ý: Hãy hít vào bằng mũi và bạn có thể thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, tập luyện thở bằng mũi sẽ tốt hơn rất nhiều cho bạn.

Ở tư thế sấp:

Tư thế Yoga thở bụng
Tư thế Yoga thở bụng nằm sấp

Hướng dẫn:

  • Bạn có thể nằm chống trên 2 khuỷu tay. Hoặc đan 2 cẳng tay lại với nhau và nằm trên 2 cẳng tay. Với các bạn nào cảm thấy đau lưng hay lưng hơi cứng thì nằm trên 2 cẳng tay sẽ phù hợp với bạn hơn.
  • Hít sâu và thở chậm. Để cảm nhận sự di chuyển của cơ hoành và bụng của bạn tốt hơn. Bạn có thể để 1 tay ở ngay dưới bụng để cảm nhận sự di chuyển của vùng bụng.
  • Hãy làm 10 nhịp thở và tăng dần lên 20, và 30 nhịp thở để cảm nhận tốt hơn. Hãy hít vào bằng mũi và bạn có thể thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, tập luyện thở bằng mũi sẽ tốt hơn rất nhiều cho bạn.

2. Bài tập giữ hơi thở (Hay còn gọi là Kumbhaka)

Tư thế Yoga giữ hơi thở
Tư thế Yoga giữ hơi thở

Việc nín thở hay giữ hơi thở sẽ giúp:

  • Rèn luyện cơ hoành
  • Tăng khả năng vận động của phổi
  • Giúp thanh lọc phổi
  • Đưa nhiều khí Oxy vào cơ thể và các cơ quan của bạn nhiều hơn, giúp bạn thở tốt hơn, cơ thể của bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Hướng dẫn:

Đầu tiên, hãy ngồi trong tư thế thoải mái. Bạn có thể ngồi trên sàn hoặc nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn thì bạn hãy ngồi dựa vào ghế hoặc ngồi dựa vào tường. Nếu tư thế ngồi không phải là lựa chọn, bạn cũng có thể nằm ngửa ra.

Bài tập này sẽ có cấu trúc thở 1:1:2. Có nghĩa là thời gian bạn hít vào trong bao lâu bạn sẽ nín thở thời gian tương tự và thở ra với thời gian gấp đôi. Ví dụ bạn hít vào trong 3 giây, sau đó sẽ nín thở trong 3 giây và thở ra trong 6 giây. Bạn bạn có thể rút ngắn thời gian lại là hít vào 2 giây, nín thở 2 giây và thở ra 4 giây.

Lưu ý: Bạn có thể thay đổi lượng thời gian với bản thân. Nếu như hít vào 3 giây, nín thở 3 giây và thở ra 6 giây quá khó. Bạn có thể rút ngắn thời gian lại là hít vào 2 giây, nín thở 2 giây và thở ra 4 giây.

3. Bài thở hơi thở lửa (Kapalabhati)

Tư thế thở hơi thở lửa
Tư thế thở hơi thở lửa (hít vào)
Tư thế thở hơi thở lửa
Tư thế thở hơi thở lửa (thở ra)

Bài thở này sẽ giúp thanh lọc đường hô hấp, tăng khả năng hoạt động của phổi và cơ hoành, giúp bạn thở tốt hơn và cơ thể trao đổi khí tốt hơn.

Hướng dẫn:

  • Bạn nên làm bài thở này ở tư thế ngồi. Bạn có thể ngồi trên sàn, ngồi dựa tường hoặc ngồi trên ghế.
  • Với bài thở lửa, bạn sẽ hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi. Bạn sẽ hít vào nhanh và thở ra mạnh giống như bạn đang cố tống hết khi từ trong phổi ra ngoài.
  • Với các bạn mới tập, bạn có thể bắt đầu bắt đầu bằng tốc độ chậm và tăng tốc độ dần lên khi cảm thấy thoải mái.
  • Hãy bắt đầu với 10 nhịp thở và tăng lên dần 20, và 30 nhịp thở trong một lần.

Lưu ý:

Với bài thở này, bạn hãy lưu ý là chúng ta không nên làm nếu như bạn đang bị chóng mặt, nhức đầu, mới ăn no hay uống nước. Chúng ta chỉ nên làm bài thở này khi bụng trống và cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, với các bạn bị cao huyết áp chúng ta cũng không nên làm bài thở này.

Những lưu ý khi điều trị khó thở, hụt hơi tại nhà

Cho dù là ở bất kỳ cấp độ nào của bệnh khó thở, hụt hơi. Nếu áp dụng những cách trên thì tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn thì nên đến gặp ngay bác sĩ chứ không cố tự chữa trị bằng những phương pháp tự nhiên, thông thường tại nhà.

Đặc biệt, bạn đến ngày cơ quan khám chữa bệnh hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa nếu khó thở kèm theo các hiện tượng sau:

  • Sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bạn
  • Khó thở khi nằm ngửa
  • Sốt cao, ớn lạnh và ho
  • Âm thanh khò khè khi bạn thở
  • Tiếng thở hổn hển khi bạn thở

Nguyên hy vọng rằng chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn cải thiện giảm khó thở, hụt hơi hiệu quả tại nhà. Ngoài ra Nguyên cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga trị liệu. Mọi người hãy ủng hộ và đón chờ cùng Nguyên trong thời gian sắp tới nhé!

Tài liệu tham khảo

9 Home Treatments for Shortness of Breath (Dyspnea)

7 home remedies for shortness of breath

Chia Sẻ Bài Viết:

Các Bài Viết Khác

viVietnamese