Tình trạng đau hông (Hip pain) là một trong những bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động thường ngày trong cuộc sống cũng như công việc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau hông, vậy cụ thể đó là gì? Và làm thế nào để cải thiện tình trạng đó một cách an toàn và hiệu quả? Hãy theo dõi cùng Nguyên bài viết này để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!
Đau hông là tình trạng gì?
Khớp hông có thể chịu được chuyển động lặp đi lặp lại và một lượng hao mòn tương đối. Bất cứ khi nào bạn sử dụng hông (ví dụ như chạy bộ), một lớp đệm sụn sẽ giúp ngăn ma sát khi xương hông di chuyển trong ổ cắm của nó.
Mặc dù có độ bền cao nhưng khớp hông vẫn có thể bị phá hủy. Khi bị lạm dụng quá mức và theo điều kiện tuổi tác thì cơ, gân, sụn có thể bị mòn hoặc hư hỏng. Chính sự suy yếu này sẽ dẫn đến việc xương ở hông có thể dễ dàng bị gãy khi ngã hoặc chấn thương và khiến đau hông.
Nguyên nhân dẫn đến đau hông
1. Viêm bao hoạt dịch
Nếu bị đau hông thì có lẽ bạn có thể bạn đang bị viêm bao hoạt dịch – tình trạng viêm các túi dịch giống như gối giữ cho gân và cơ không cọ xát trực tiếp vào xương. Viêm bao hoạt dịch trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi và đặc biệt phổ biến ở những người trên 60 tuổi.
2. Viêm gân
Nếu bạn đang hoạt động và cơ gấp hông (nhóm cơ cho phép bạn đưa đầu gối và chân về phía cơ thể) khi di chuyển thì bạn có thể đang bị viêm gân. Vì khi gân căng hoặc sử dụng quá mức sẽ tạo ra những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, cuối cùng dẫn đến mất cân bằng cơ ở hông. Ví dụ như những người lặp đi lặp lại các hoạt động cụ thể, chẳng hạn như đá bóng, chạy bộ, lao động chân tay,… có thể có nguy cơ bị cơn đau dữ dội này.
3. Viêm xương khớp
Đây là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra cơn đau âm ỉ hàng ngày ở hông. Khi bị viêm xương khớp, các khớp của bạn trở nên cứng và sưng lên do viêm và phân hủy sụn, gây đau và biến dạng.
4. Rách sụn
Labrum là vòng sụn bao quanh hốc hông và đảm bảo cho đầu xương đùi ở đúng vị trí. Khi nó bị rách sẽ gây đau ở hông hoặc háng và hạn chế cử động, tạo ra cảm giác rằng hông bị khóa.
5. Thói quen ngồi sai tư thế quá lâu
Trong quá trình hoạt động và làm việc và học tập nếu ngồi sai tư thế trong thời gian dài khiến cho khớp hông bị ảnh hưởng và lệch ra khỏi vị trí ban đầu, từ đó dẫn đến đau hông.
Các cách chữa đau hông hiệu quả.
Có rất nhiều phương pháp để trị đau hông, sau đây là những cách điển hình mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Cố gắng tránh tạo quá nhiều áp lực cho hông của bạn như khiêng vác vật nặng, chơi các môn thể thao mạnh, ngồi làm việc và học tập đúng tư thế.
- Đặt một túi nước đá trong một chiếc khăn lên vùng bị đau trong tối đa 20 phút cứ sau 2 đến 3 giờ.
- Uống paracetamol.
- Cố gắng duy trì cân nặng hoặc giảm cân nếu bạn thừa cân.
- Thử các bài tập kéo dài hông nhẹ nhàng như Yoga hoặc vật lý trị liệu.
3 bài tập yoga chữa đau hông
Vì đây là chuỗi động tác liên hoàn với nhau, nên các bạn hãy tập theo thứ tự từ trên xuống nhé!
1. Tư Thế Yoga Cánh Bướm Ôm Chân
- Ngồi ở tư thế thoải mái.
- Đan hai lòng bàn chân lại.
- Đẩy nhẹ 2 gót chân về dưới để tạo khoảng trống giữa chân và háng.
- Lấy hai tay ôm nhẹ hai chân.
- Nhẹ nhàng gập nhẹ người về phía trước, hít thở đều 5 nhịp.
2. Tư thế Yoga Chim Bồ Câu (biến thể)
- Giữ nguyên vị trí chân phải ở tư thế Yoga góc cố định gập cong về phía trước
- Lật chân trái về phía sau
- Hai gối mở hai bên, góc chân phải để ở giữa
- Gập nhẹ người về phía trước và hít thở đều 5 nhịp thở
- Đổi bên tương tự.
3. Tư thế Yoga cần gạt nước kính chắn gió
- Co hai đầu gối
- Nhẹ nhàng lật hai đầu gối sang bên phải
- Ngược lại, lật hai đầu gối sang bên trái
- Hít thở đều
- Lập lại 5 lần và nhẹ nhàng về lại giữa
Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn cải thiện được tình trạng đau hông của mình hiệu quả. Hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên những bài viết về sức khỏe và Yoga tiếp theo nhé!
Bạn hãy tham khảo thêm nhiều khóa học và lớp học tại đây
Tài liệu tham khảo
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/hip-pain
https://www.mayoclinic.org/symptoms/hip-pain/basics/definition/sym-20050684