Thoái hóa khớp gối là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất. Có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này xảy ra gần như với tất cả mọi người ở độ tuổi 80. Còn các thế hệ trẻ, nam giới dễ bị thoái hóa khớp hơn do những hoạt động chân tay nhiều hoặc chấn thương. Để có cái nhìn tổng quát về bệnh lý trên thì tìm hiểu cùng Nguyên trong bài viết này nhé!
Thoái hoá khớp gối là gì?
Theo thống kế thì thoái hoá khớp được tìm thấy nhiều ở bàn tay hông và cột sống. Đặc biệt nhiều nhất là ở đầu gối, nó bị gây ra bởi sự bào mòn ở khớp trong suốt vòng đời của con người.
Cụ thể với thoái hóa khớp gối thì sụn trong khớp bắt đầu bị phá vỡ và xương bên dưới bắt đầu thay đổi. Những thay đổi này thường phát triển chậm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian gây đau đớn, cứng và sưng. Trong một số trường hợp, nó còn gây giảm chức năng và tàn tật; một số người không còn khả năng làm các công việc hàng ngày.
Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Sau đây là một số yếu tố điển hình khiến bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh, bao gồm:
- Sự lão hóa: Sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp bị lão hoá.
- Thừa cân hoặc béo phì: Khi trọng lượng cơ thể nặng sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, khiến dây chằng bị tổn thương và suy thoái dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là đối với các vùng khớp chịu lực nhiều như 2 đầu gối.
- Tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật khớp: Chấn thương góp phần vào sự phát triển của viêm xương khớp. Ví dụ, các vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
- Lạm dụng các chuyển động lặp đi lặp lại của khớp: Lạm dụng một số khớp nhất định cũng làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ví dụ, những người làm công việc đòi hỏi phải uốn cong đầu gối nhiều lần sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn.
- Tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp gối: Một số người có một khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến sụn bị khiếm khuyết, dẫn đến tình trạng khớp gối bị thoái hóa.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển viêm khớp.
Dấu hiệu nhận biết của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp có những triệu chứng dễ dàng nhận biết. Chúng có thể ở mức độ nhẹ và thường phát triển tệ dần, bao gồm:
- Đau và nhức khớp gối, đặc biệt là khi cử động đứng lên ngồi xuống.
- Đau sau khi sử dụng quá mức khớp gối như chơi thể thao hay làm việc liên quan đến chân, thậm chí là sau thời gian dài không hoạt động hay nghỉ ngơi cũng có thể gây đau nhức kéo dài và căng cứng.
- Các khớp sẽ bị sưng to (có thể gây đau hoặc không).
- Khi cử động khớp gối sẽ gây ra tiếng động.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi dùng ngón tay ấn vào các vùng bị ảnh hưởng.
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây đau, có một số cách mà viêm khớp gối có thể ảnh hưởng đến cuộc sống nghiêm trọng của bạn như:
Gián đoạn giấc ngủ: Đau nhức gối cản trở giấc ngủ ngon và sự phục hồi. Không ngủ đủ giấc có thể khiến cơn đau của bạn có vẻ dữ dội hơn.
Giảm năng suất: Nhiều người bỏ lỡ nhiều ngày làm việc mỗi năm vì đau khớp mãn tính. Viêm khớp cũng có thể dẫn đến giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày như: việc nhà, nấu nướng, mặc quần áo,…
Tăng cân: Đau và cứng khớp gối có thể làm giảm hoạt động của bạn. Bạn có thể ngừng muốn tham gia vào các hoạt động từng mang lại niềm vui cho bạn. Việc thiếu hoạt động không chỉ hạn chế sự tận hưởng cuộc sống của bạn mà còn có thể gây tăng cân.
Cân nặng tăng thêm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp khác. Cũng như dẫn đến tăng nguy cơ các biến chứng như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim,…
Các biến chứng khác: Các biến chứng khác có thể phát sinh từ viêm khớp bao gồm: Chết xương (hoại tử xương), chảy máu hoặc nhiễm trùng ở khớp gối, suy thoái gân và dây chằng xung quanh khớp gối.
3 bài tập Yoga trị liệu thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp được khuyên kết hợp tập luyện tự nhiên để cải thiện hiệu quả hơn quá trình điều trị tình trạng đau nhức, và Yoga là một bộ môn tuyệt vời để bệnh nhân có thể áp dụng đơn giản mà hiệu quả, giúp tăng tính linh hoạt và khả năng vận động trong cuộc sống hàng ngày, kéo giãn cơ tứ đầu đùi và cơ gân kheo.
1. Tư thế Yoga cây cầu (Bridge Pose)
Hướng dẫn:
– Bạn hãy nằm sát đất, 2 tay xuôi hông và co 2 đầu gối lại.
– Hít vào, siết mông, hãy đẩy hông lên trên, giữ lại một chút (giữ 5 nhịp).
– Sau đó thở ra nhẹ nhàng hạ hông xuống.
2. Tư thế Yoga cây cầu nâng cao
Hướng dẫn:
- Bạn hãy nằm sát đất, 2 tay xuôi hông và co 2 đầu gối lại.
- Nhấc một chân và duỗi thẳng, hít vào siết mông và đẩy hông lên (giữ 5 nhịp).
- Thở ra sau đó hạ hông xuống.
- Lập lại 3 lần như thế và rồi đổi bên.
3. Tư thế Yoga nằm sấp
Hướng dẫn:
- Đầu tiên, các bạn nằm sấp xuống, đan 2 tay đặt lên trán (tay úp xuống mặt đất).
- Hít vào, siết mông và nhấc đồng thời 2 chân (giữ 5 nhịp).
- Thở ra và chậm rãi hạ chân xuống.
Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên những bài viết về sức khỏe và Yoga tiếp theo nhé!
Bên cạnh đó thì Nguyên cũng có bài tập Yoga trị đau gối rõ ràng và cụ thể hơn dưới đây, mọi người hoàn toàn có thể xem và tập cùng Nguyên. Hoặc tham khảo thêm nhiều lớp học Yoga khác tại đây!