Stress là tình trạng mà nhiều người hiện nay phải đối mặt, dù ở độ tuổi thiếu niên hay những người đã đi làm và thậm chí người già đều có thể bị stress. Vậy stress là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Hãy theo dõi cùng Nguyên bài viết này để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!
Stress (căng thẳng) là gì?
Stress (căng thẳng) là một phản ứng bình thường của con người xảy ra với tất cả mọi người. Trên thực tế, cơ thể con người được thiết kế để trải qua căng thẳng và phản ứng với nó. Khi bạn trải qua những thay đổi hoặc thử thách (tác nhân gây căng thẳng), cơ thể bạn sẽ tạo ra những phản ứng về thể chất và tinh thần – đó là căng thẳng.
Phản ứng căng thẳng giúp cơ thể bạn thích nghi với các tình huống mới. Căng thẳng có thể tích cực, khiến chúng ta tỉnh táo, có động lực và sẵn sàng tránh nguy hiểm. Ví dụ, nếu bạn sắp có một bài kiểm tra quan trọng, phản ứng căng thẳng có thể giúp cơ thể bạn làm việc chăm chỉ hơn và tỉnh táo lâu hơn.
Nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ bàn luận về căng thẳng trở thành một vấn đề khi các yếu tố gây căng thẳng tiếp tục mà không giảm bớt hoặc không có thời gian thư giãn, nó khiến cho tinh thần bạn suy sụp và trở nên tiêu cực.
Triệu chứng khi bị stress
Các triệu chứng về thể chất khi stress (căng thẳng) bao gồm:
- Nhức mỏi và đau nhức cơ thể.
- Đau ngực hoặc cảm giác như tim bạn đập rất nhanh và khó chịu.
- Kiệt sức hoặc khó ngủ.
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc run rẩy.
- Huyết áp cao.
- Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa.
- Rắc rối khi quan hệ tình dục.
- Hệ thống miễn dịch yếu.
Căng thẳng có thể dẫn đến các triệu chứng cảm xúc và tinh thần như:
- Lo lắng hoặc cáu gắt.
- Trầm cảm.
- Buồn và sầu nảo.
- Phản ứng tiêu cực với mọi thứ xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến stress
Nhìn chung, nguyên nhân của căng thẳng công việc gồm:
- Không hạnh phúc, hài lòng trong công việc.
- Có khối lượng công việc nặng nề hoặc chịu trách nhiệm cao.
- Làm việc nhiều giờ.
- Quản lý kém, kỳ vọng không rõ ràng về công việc của bạn hoặc không có tiếng nói trong quá trình ra quyết định.
- Làm việc trong điều kiện nguy hiểm.
- Không an tâm về cơ hội thăng tiến hoặc nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng.
- Phải phát biểu trước đồng nghiệp.
- Đối mặt với sự phân biệt đối xử hoặc quấy rối tại nơi làm việc, đặc biệt nếu công ty của bạn không hỗ trợ.
Căng thẳng cuộc sống cũng có thể có một tác động lớn. Ví dụ về những căng thẳng trong cuộc sống là:
- Cái chết của một người thân yêu.
- Ly hôn.
- Mất việc làm.
- Tăng nghĩa vụ tài chính.
- Kết hôn.
- Chuyển đến một ngôi nhà mới.
- Bệnh mãn tính hoặc chấn thương.
- Các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo lắng, tức giận, đau buồn, tội lỗi, lòng tự trọng thấp).
- Chăm sóc một thành viên gia đình lớn tuổi hoặc bị bệnh
- Sự kiện đau thương, chẳng hạn như thiên tai, trộm cắp, hãm hiếp hoặc bạo lực đối với bạn hoặc người thân.
Đôi khi căng thẳng đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Bạn có thể khiến bản thân căng thẳng chỉ bằng cách lo lắng về mọi thứ. Tất cả những yếu tố này có thể dẫn đến căng thẳng. Mức độ căng thẳng của bạn sẽ khác nhau dựa trên tính cách của bạn và cách bạn phản ứng với các tình huống.
Một số cách giảm stress (căng thẳng)
Bạn không thể tránh được căng thẳng, nhưng bạn có thể ngăn nó trở nên quá tải bằng cách thực hành một số chiến lược hàng ngày:
- Tập thể dục khi bạn cảm thấy các triệu chứng căng thẳng xuất hiện. Ngay cả một cuộc đi bộ ngắn cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
- Tham gia các bộ môn thể thao như cầu lông, Yoga, gym, bóng đá… để nâng cao sức khỏe và tinh thần.
- Vào cuối mỗi ngày, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đã hoàn thành, không phải những gì bạn chưa hoàn thành.
- Đặt mục tiêu cho ngày, tuần và tháng của bạn. Thu hẹp tầm nhìn của bạn sẽ giúp bạn cảm thấy kiểm soát tốt hơn các nhiệm vụ hiện tại và lâu dài.
- Cân nhắc nói chuyện với nhà trị liệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn.
3 động tác Yoga giảm stress hiệu quả tại nhà
1. Tư thế Yoga Nhân Sư
Hướng dẫn:
- Nằm sấp trên hai chiếc gối.
- Chống trên hai cẳng tay (hoặc khoanh hai tay lên hai chiếc gối).
- Nằm thả lỏng trong tư thế thoải mái.
2. Tư thế Yoga con ếch
Hướng dẫn:
- Mở rộng hai gối sang hai bên (đầu gối và hông ngang nhau).
- Hạ người lên hai chiếc gối thả lỏng, hít thở đều 5 nhịp.
3. Tư thế Yoga cánh bướm
Hướng dẫn:
- Kê lưng, hạ đầu lên hai chiếc gối.
- Đan hai lòng bàn chân lại với nhau.
- Nằm thả lỏng và thư giãn.
Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với tình trạng stress của bạn. Hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên những bài viết về sức khỏe và Yoga tiếp theo nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/stress/signs-and-symptoms-of-stress/
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11874-stress