Thoát Vị Đĩa Đệm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Ngăn Ngừa

Nội Dung Chính

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau cổ, lưng và chân. Tình trạng này khiến cuộc sống của người bệnh bị hạn chế và trì trệ rất nhiều. Vậy cụ thể đó là gì? Làm sao để cải thiện? Mọi người hãy theo dõi bài viết cùng Nguyên để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm
Tình trạng thoát vị đĩa đệm dẫn đến các cơn đau

Đây là một chấn thương của cột sống (xương sống). Bạn có một loạt xương (đốt sống) trong cột sống, kéo dài từ đáy hộp sọ đến xương cụt. Giữa các đốt sống của bạn có các đệm tròn được gọi là đĩa. Đĩa đệm hoạt động như bộ đệm giữa các xương của bạn, cho phép bạn uốn cong và di chuyển dễ dàng. Khi một trong những đĩa đệm này bị rách hoặc lệch ra khỏi vị trí ban đầu sẽ dẫn đến hiện tượng thoát vị đĩa đệm.

Ai có thể bị thoát vị đĩa đệm?

Hiện nay thì không chỉ người già mà ngay cả các bạn trẻ cũng hoàn toàn có thể bị mắc phải thoát vị đĩa đệm. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi có khả năng bị cao nhất. Bên cạnh đó nam giới có khả năng bệnh gấp đôi so với phụ nữ. Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng có khả năng cao làm thoát vị đĩa đệm:

  • Trọng lượng cơ thể: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây căng thẳng thêm cho các đĩa đệm ở lưng dưới.
  • Nghề nghiệp: Những người có công việc đòi hỏi thể chất có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về lưng hơn. Lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy, cúi người sang một bên và vặn người cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tính di truyền: Một số người có khuynh hướng phát triển thoát vị đĩa đệm.
  • Hút thuốc lá: Người ta cho rằng hút thuốc làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa, khiến chúng nhanh hỏng hơn.
  • Lái xe thường xuyên: Ngồi lâu kết hợp với rung động từ động cơ xe có thể gây áp lực lên cột sống.
  • Ít vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Tình trạng này thường là kết quả của sự hao mòn do lão hóa được gọi là thoái hóa đĩa đệm. Khi con người già đi, các đĩa trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách hoặc vỡ dù chỉ một chút căng hoặc xoắn.

Hầu hết mọi người không thể xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm của họ. Đôi khi, sử dụng cơ lưng thay vì cơ chân và cơ đùi để nâng vật nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Cũng như có thể bị trẹo và lệch trong khi nâng, hoặc một chấn thương như ngã ở lưng cũng có thể là nguyên nhân.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Nếu chưa được bác sĩ chẩn đoán thì bạn cũng có thể nhận biết qua những triệu chứng cơ bản sau:

  • Đau lưng dưới
  • Tê hoặc ngứa ran ở vai, lưng, cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân của bạn
  • Đau cổ vai gáy, đau vai
  • Bạn khó có thể uốn cong hoặc thẳng lưng của bạn
  • Đau ở mông, hông hoặc chân nếu đĩa đệm đè lên dây thần kinh tọa (đau thần kinh tọa)

Không phải tất cả các đĩa đệm bị trượt đều gây ra các triệu chứng trên. Nhiều người sẽ không bao giờ biết họ mắc phải vấn đề. Thế nên, tốt nhất nếu các bạn cảm thấy mình đang có vấn đề liên quan thì nên đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán một cách chính xác nhất.

3 Bài tập Yoga trị thoát vị đĩa đệm

1. Tư thế nhân sư Yoga

Tư thế nhân sư Yoga cải thiện thoát vị đĩa đệm
Đan hai tay úp mặt hoặc tạo đường cong tự nhiên cho cột sống lưng
  • Bạn hãy chống hai cẳng tay song song với nhau. Giữ đường cong tự nhiên của cột sống lưng (Lưu ý không ngửa cổ ra sau).
  • Nếu như bạn cảm thấy đau lưng và không thoải mái. Lựa chọn dễ hơn là đan 2 tay lại với nhau và nằm trên cẳng tay.
  • Hãy giữ ở đây 30s hoặc 10 hơi thở sâu.

2. Tư thế mèo bò Yoga

Tư thế mèo bò Yoga ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm
Hít vào, thả bụng và ngực xuống, nâng cằm ngước nhìn lên.
Tư thế mèo bò Yoga
Thở ra, cuộn tròn lưng lên, thu cằm về phía ngực.
  • Hai đầu gối mở bằng hai vai, cổ tay và vai trên 1 đường thẳng.
  • Hít vào, thả bụng và ngực xuống, nâng cằm ngước nhìn lên.
  • Thở ra, cuộn tròn lưng lên, thu cằm về phía ngực.
  • Thực hiện lập lại 5 lần và thả lỏng lưng.

3. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang trị thoát vị đĩa đệm
Nằm sát đất, chống 2 tay ngang ngực.
Tư thế rắn hổ mang
Nâng ngực lên trên, tạo một đường cong hướng lên phía trên.
  • Bạn hãy nằm sát đất, chống 2 tay ngang ngực.
  • Hít vào trườn ngực về phía trước, nâng ngực lên trên, tạo một đường cong hướng lên phía trên.
  • Bạn hãy giữ ở đây 5s hoặc 3 nhịp thở sâu.

Những cách ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

Để giúp ngăn ngừa (nếu bạn chỉ mới có những dấu hiệu nhẹ). Hoặc giảm bớt việc phát triển tệ hơn của bạn lý thì mọi người có thể thực hiện những phương pháp sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường các cơ ở thân làm ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Thay đổi những tư thế xấu khi ngồi, hay vận động: Giữ lưng thẳng và thẳng hàng. Đặc biệt là khi ngồi trong thời gian dài, nâng vật nặng đúng cách, không để lưng phải thực hiện và chịu đựng quá nhiều lực. Những thói quen này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm của bạn
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng dư thừa gây áp lực nhiều hơn lên cột sống và đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị.

Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn cải thiện được tình trạng của mình hiệu quả. Hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên những bài viết về sức khỏe và Yoga tiếp theo nhé!

Chia Sẻ Bài Viết:

Các Bài Viết Khác

viVietnamese