Bạn có thường xuyên gặp tình trạng không thở được hoặc không đủ không khí để thở? Nếu có, bạn đang mắc phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở, hụt hơi. Hãy cùng Nguyên tìm hiểu trong bài viết này để có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lý này nhé!
Khó thở, hụt hơi là gì?
Khó thở (Shortness of breath) là hiện tượng căng tức ở ngực, đói không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở và khó chịu khi không tiếp nhận đủ oxy. Nó có thể là khó thở cấp tính (vài phút đến vài giờ), mãn tính (vài ngày đến vài tháng), hoặc ngắt quãng (đến và đi nhanh chóng).
Nguyên nhân của khó thở, hụt hơi là gì?
Bạn có thể cảm thấy khó thở vì nhiều lý do. Nhưng vấn đề về tim và phổi gây ra hầu hết các tình trạng khó thở, hụt hơi. Cụ thể hơn tim và phổi tham gia vào việc vận chuyển oxy đến các mô của bạn và loại bỏ carbon dioxide, và các vấn đề với một trong hai quá trình này sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của bạn.
1. Khó thở cấp tính (xảy ra đột ngột, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn) có một số nguyên nhân bao gồm:
Vấn đề về phổi:
- COVID-19
- Tắc nghẽn đường thở
- Dị ứng
- Bệnh hen suyễn
- Vỡ phổi
- COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
- Viêm phổi
- Thuyên tắc phổi
- Phổi của bạn bị tổn thương
- Ít vận động nên phổi không được rèn luyện
Tình trạng về tim:
- Đau tim
- Suy tim
- Rối loạn nhịp tim (loạn nhịp tim)
- Tăng chất lỏng xung quanh tim
Khía cạnh tâm lý:
- Sự lo ngại
- Trầm cảm
- Cuộc tấn công hoảng loạn
2. Khó thở mãn tính (kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn) nguyên nhân bao gồm:
- Bệnh hen suyễn
- COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
- Suy giảm chức năng của tim và phổi do không hoạt động
Đặc biệt, các bệnh về đường hô hấp có thể gây khó thở, thì các bệnh mà không hề liên quan đến hô hấp như thiếu máu, tim mạch, suy tim, suy giảm chức năng và rối loạn tâm lý cũng có thể dẫn đến khó thở mãn tính.
Triệu chứng khó thở, hụt hơi
Bệnh lý khó thở rất dễ nhận biết thông qua những triệu chứng đặc trưng, cơ bản xảy ra thường xuyên như:
- Thấy thiếu oxy và dường như là ngạt thở
- Cảm thấy cần thở nhanh hơn hoặc sâu hơn
- Khó có thể hít thở sâu và đầy đủ
- Bạn có thể nhận thấy khó thở khi hoạt động chất. Ví dụ: có thể bạn không còn bắt kịp với người đang đi cùng hoặc không thể leo cầu thang.
Còn cụ thể khi khó thở, hụt hơi cấp tính sẽ thường đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Sốt và ho (viêm phổi)
- Ngứa, sưng tấy hoặc phát ban (phản ứng dị ứng)
- Thở khò khè (hen suyễn)
- Tức ngực, mờ mắt và choáng váng (đau tim)
- Đau ngực, đặc biệt là sau khi di chuyển dài (thuyên tắc phổi)
Khó thở, hụt hơi có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng khó thở xảy ra đột ngột, kèm theo đau ngực, choáng váng và thay đổi màu da, thì cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán càng sớm càng tốt vì đó là một vấn đề sức khỏe đáng báo động. Và trong mọi cấp độ từ cấp tính đến mãn tình thì việc khó thở và hụt hơi luôn luôn là vấn đề không nên xem nhẹ.
Lý do không nên bỏ qua tình trạng này là vì đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng. Ngay cả khó thở nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Và nếu nó tiến triển đến mức khiến bạn phải hạn chế hoạt động của mình, thì chắc chắn đã đến lúc bạn phải nói chuyện với bác sĩ chăm sóc về các triệu chứng của bạn.
3 Bài tập Yoga chữa khó thở, hụt hơi
1. Bài tập thở bụng (hay còn gọi là thở sử dụng cơ hoành)
Ở tư thế ngồi hay nằm ngửa:
Hướng dẫn:
- Bạn sẽ đặt 1 tay lên bụng và 1 tay lên ngực, bạn sẽ hít thở chậm và sâu để cảm nhận bụng của mình di chuyển phình ra khi hít vào và bụng hõm vào khi thở ra.
- Hãy làm 10 nhịp thở và tăng dần lên 20, và 30 nhịp thở để cảm nhận tốt hơn.
- Hãy hít vào bằng mũi và bạn có thể thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, tập luyện thở bằng mũi sẽ tốt hơn rất nhiều cho bạn.
Ở tư thế sấp:
- Bạn có thể nằm chống trên 2 khuỷu tay hoặc đan 2 cẳng tay lại với nhau và nằm trên 2 cẳng tay. Với các bạn nào cảm thấy đau lưng hay lưng hơi cứng thì nằm trên 2 cẳng tay sẽ phù hợp với bạn hơn.
- Hít sâu và thở chậm. Để cảm nhận sự di chuyển của cơ hoành và bụng của bạn tốt hơn, bạn có thể để 1 tay ở ngay dưới bụng để cảm nhận sự di chuyển của vùng bụng.
- Hãy làm 10 nhịp thở và tăng dần lên 20, và 30 nhịp thở để cảm nhận tốt hơn.
2. Bài tập giữ hơi thở (Hay còn gọi là Kumbhaka)
Hướng dẫn:
- Đầu tiên, hãy ngồi trong tư thế thoải mái. Bạn có thể ngồi trên sàn hoặc nếu bạn muốn cảm thấy thoải mái hơn thì bạn hãy ngồi dựa vào ghế hoặc ngồi dựa vào tường. Nếu tư thế ngồi không phải là lựa chọn, bạn cũng có thể nằm ngửa ra.
- Bài tập này sẽ có cấu trúc thở 1:1:2, có nghĩa là thời gian bạn hít vào trong bao lâu, bạn sẽ nín thở thời gian tương tự và thở ra với thời gian gấp đôi. Ví dụ bạn hít vào trong 3 giây, sau đó sẽ nín thở trong 3 giây và thở ra trong 6 giây. Bạn bạn có thể rút ngắn thời gian lại là hít vào 2 giây, nín thở 2 giây và thở ra 4 giây.
3. Bài thở hơi thở lửa (Kapalabhati)
Hướng dẫn:
- Bạn nên làm bài thở này ở tư thế ngồi. Bạn có thể ngồi trên sàn, ngồi dựa tường hoặc ngồi trên ghế.
- Với bài thở lửa, bạn sẽ hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi. Bạn sẽ hít vào nhanh và thở ra mạnh giống như bạn đang cố tống hết khi từ trong phổi ra ngoài.
- Với các bạn mới tập, bạn có thể bắt đầu bắt đầu bằng tốc độ chậm và tăng tốc độ dần lên khi cảm thấy thoải mái.
- Hãy bắt đầu với 10 nhịp thở và tăng lên dần 20, và 30 nhịp thở trong một lần.
Lưu ý: Nếu tất cả những bài tập trên không giúp bạn cải thiện hoặc tình trạng của bạn vẫn nặng, thì phải đến ngay cơ quan y tế hoặc bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị sớm.
Nguyên hy vọng rằng chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn cải thiện giảm khó thở, hụt hơi hiệu quả tại nhà. Ngoài ra Nguyên cũng có nhiều bài viết về sức khoẻ và Yoga trị liệu, mọi người hãy ủng hộ và đón chờ cùng Nguyên trong thời gian sắp tới nhé!