Trước đây đau lưng dưới xảy ra chủ yếu ở độ tuổi từ 30 đến 50. Tuy nhiên, tình trạng này hiện nay cũng xuất hiện ở những người trẻ. Vậy đau lưng dưới là gì, nguyên nhân nào khiến nhiều người bị đau lưng dưới đến thế? Các bạn hãy cùng Nguyên tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đau lưng dưới là gì?
Cột sống thắt lưng, hay lưng dưới, là một cấu trúc được hình thành bởi các liên kết xương, khớp, dây thần kinh, dây chằng và cơ bắp. Chúng cùng hoạt động để tạo ra sức mạnh và sự linh hoạt cho vùng lưng. Cấu trúc phức tạp này bao gồm 5 đốt sống. Từ L1 – L5, và đau lưng dưới chính là tình trạng tổn thương những đốt sống ở cột sống thắt lưng.
Triệu chứng của đau lưng dưới
Mọi hoạt động có liên quan đến phần lưng dưới, chẳng hạn như cúi người, ngồi quá lâu, hay mang vác những vật nặng…. Đều có khả năng gây đau mỏi và sẽ đỡ hơn khi bạn nằm xuống. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc thường xuyên âm ỉ. Hay thậm chí còn lan xuống các bộ phần dưới chân.
Các triệu chứng khác của đau lưng dưới bao gồm:
- Lưng dưới bị căng cứng: Phần lưng dưới khó cử động hoặc duỗi thẳng lưng. Sau khi ngồi cũng sẽ mất thời gian để đứng dậy. Và hầu như tất cả những hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng và hạn chế.
- Người bệnh gặp đề về tư thế: Nhiều người bị đau lưng dưới khó đứng thẳng, cơ thể có phần lệch sang một bên thay vì thẳng hàng với cột sống.
- Co thắt cơ: Sau khi bị căng cơ, các cơ ở lưng dưới có thể bị co thắt hoặc co cứng không kiểm soát được. Co thắt cơ có thể gây đau đớn tột độ và nghiêm trọng hơn thì khiến bạn không thể đứng, đi lại hoặc di chuyển.
Nguyên nhân của đau lưng dưới là gì?
- Những thói quen tư thế xấu trong khi làm. Khi học và sử dụng các thiết bị điện tử như ngồi cong lưng, võng lưng, nghiêng vẹo,…
- Bong gân: Bong gân là nguyên nhân phổ biến nhất của đau lưng dưới. Khi nâng vật quá nặng hoặc nâng không đúng cách từ đó làm tổn thương cơ, gân hoặc dây chằng.
- Gãy xương: Các xương ở cột sống có thể bị gãy khi gặp tai nạn. Như tai nạn xe hơi hoặc ngã khi chơi thể thao hay một tình huống không mong muốn khác. Bên cạnh đó có một số vấn đề như thoái hóa đốt sống hoặc loãng xương cũng làm tăng nguy cơ gãy xương.
- Các vấn đề về đĩa đệm: Đĩa đệm có thể lệch ra khỏi vị trí của nó trong cột sống và đè lên dây thần kinh. Ngoài ra, khi cao tuổi thì đĩa đệm cũng có xu hướng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng đau lưng dưới.
- Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa có thể xảy ra nếu đĩa đệm đè lên dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa kết nối cột sống với chân. Do đó, đau thần kinh tọa có thể khiến chân và bàn chân bị đau. Cơn đau này thường có cảm giác tê như bị kim châm.
- Viêm khớp: Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất gây đau lưng dưới, co cứng cột sống.
- Bệnh lý khác không liên quan đến xương khớp: Các khối u cột sống, nhiễm trùng và một số loại ung thư có thể gây đau lưng. Đặc biệt là các vấn đề về thận và bàng quang, thai kỳ, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…
Đau lưng dưới có nguy hiểm không?
Đau lưng dưới có nhiều cấp độ khác nhau như cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Khi bị ở mức độ cấp tính, bán cấp tính. Thì chỉ phải chịu những cơn đau lưng dưới ở mức độ nhẹ, trung bình và không ảnh hưởng lớn hay biến chứng sang vấn đề sức khỏe khác.
Nhưng nếu người bệnh đang ở mức độ mãn tính. Thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe, tinh thần của toàn cơ thể, tệ hơn là khó khăn trong việc đi lại khiến cuộc sống hằng ngày phải trì trệ.
Cách giảm đau lưng dưới tại nhà
Lưu ý: Các phương pháp giảm này sẽ được áp dụng hữu ích trong 72 giờ đầu tiên. Nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên đến cơ quan khám chữa bệnh, hoặc gặp bác sĩ chuyên về đau lưng dưới nhé!
Và sau đây là những cách cơ bản để trị đau lưng dưới tại nhà:
- Ngừng các các hoạt động nặng và hạn chế sự di chuyển của bạn trong vài ngày. Kết hợp với phương pháp RICE – nghỉ ngơi, chườm đá, dùng băng ép, và kê cao vị trí đau lưng.
- Trong quá trình nghỉ ngơi thì nằm ngửa có thể gây khó chịu hơn. Thế nên, hãy nằm nghiêng, co đầu gối lại và kê một chiếc gối giữa hai chân. Còn nếu trong trường hợp bạn có thể nằm ngửa mà không thấy quá đau hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn bên dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới.
- Tắm nước ấm hoặc mát-xa thường có thể giúp thư giãn các cơ bị cứng và thắt ở lưng.
- Uống thuốc chuyên giảm đau.
- Nếu buộc phải ngồi để làm việc thì các bạn có thể sử dụng ghế công thái học để giảm đau lưng.
- Tập những bài tập chuyên giảm đau lưng dưới an toàn, nhẹ nhàng như yoga, vật lý triệu liệu,… Được hướng dẫn bởi những nguồn uy tín.
3 động tác Yoga giảm đau lưng dưới tại nhà
1. Tư thế Yoga mèo và bò
Hướng dẫn: Chống hai tay và gối mở rộng bằng hai vai. Đầu gối và hông giữ trên đường thẳng. Cổ tay và vai cũng giữ trên đường thẳng, lưng giữ ở vị trí trung lập.
Hít vào – ưỡn bụng và ngực xuống dưới, tạo một đường cong ở lưng, nhẹ nhàng ngước cằm lên.
Sau đó, thở ra cuộn tròn lưng hướng lên trên, thu cằm về phía ngực.
Và cứ thế lập lại 5 lần ở tư thế này sẽ giúp vùng lưng của bạn linh hoạt hơn.
Lưu ý nếu khi ưỡn ngực xuống thấy đau lưng hay không thoải mái. Thì các bạn chỉ nên ưỡn nhẹ xuống chứ không cần cố quá sâu.
2. Tư thế đứng vươn giãn cột sống lưng
Hướng dẫn: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai. Sau đó đan hai lòng bàn tay vào nhau, hít vào, vươn nhẹ tay qua đầu, kéo dài cột sống lưng hướng lên trên, giữ 5 nhịp thở sâu và chậm.
Động tác này giúp kéo giãn đốt sống lưng, các cơ và dây chằng, ngăn ngừa thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
3. Tư thế Yoga ép dẻo cơ nối xương chậu và thắt lưng
Hướng dẫn: Chống chân phải phía trước và bước dài chân trái về phía sau. Sau đó nhấn háng của mình sâu xuống, tiếp theo vươn hai tay lên và chậm rãi hạ tay phải sang để chống xuống sàn kéo căng giãn cơ nối giữa xương chậu và lưng ở bên trái.
Hít sâu và thở chậm, giữ 5 nhịp thở, làm tương tự với bên còn lại.
Nguyên hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ hiệu quả và hữu ích đối với bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga trị liệu tại website Nguyên Yoga, các bạn hãy theo dõi và đón chờ cùng Nguyên nhé!
Mọi người có thể tham khảo thêm nhiều video hữu ích khác tại đây
Tài liệu tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/7936-lower-back-pain#:~:text=Lower%20back%20pain%20is%20very,rest%2C%20physical%20therapy%20and%20medication.
https://www.webmd.com/back-pain/ss/slideshow-low-back-pain-overview
https://www.healthline.com/health/low-back-pain-acute