Dẻo dai và linh hoạt là hai trong những yếu tố quan trọng để quyết định một sức khỏe và hệ xương khớp tốt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những lợi ích của việc tăng tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Đồng thời Nguyên sẽ hướng dẫn bạn các tư thế Yoga phổ biến nhất giúp dẻo dai, nâng cao hai yếu tố quan trọng này ở cột sống lưng, hông, dây chằng cho bạn.
Tại sao linh hoạt, dẻo dai lại quan trọng?
Tuy để đạt được sự dẻo dai là một hành trình khó khăn nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như sau:
- Phạm vi chuyển động lớn hơn: Giúp bạn dễ dàng di chuyển các khớp của mình theo hướng bình thường dễ dàng hơn.
- Tư thế trở nên đẹp hơn: Dẻo dai giúp giảm căng cứng cơ và định hình lại tư thế phù hợp hơn.
- Giảm đau cơ thể hiệu quả: Khi các cơ của bạn được kéo giãn thì sẽ giảm áp lực lên một số bộ phận nhất định trên cơ thể. Do đó, bạn sẽ bớt đau lưng dưới, đau cổ vai gáy.
- Nguy cơ chấn thương thấp hơn: Sức mạnh hay tính linh hoạt cao hơn trong cơ và khớp có thể giúp bạn ít bị chấn thương dây chằng hơn.
- Bớt áp lực: Khi sự căng thẳng trong cơ bắp của bạn được giải phóng, nó có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
- Cải thiện lưu thông máu: Lưu lượng máu tốt hơn có thể giúp cơ bắp của bạn phục hồi nhanh hơn sau khi tập luyện và cũng ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
7 động tác Yoga giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai
1. Tư thế Yoga cánh bướm
- Đan hai lòng bàn chân, sau đó đan hai tay dưới hai chân.
- Giữ lưng thẳng và nhịp nhẹ hai đầu gối lên xuống.
- Hít thở đều và kết hợp nhịp chân trong 5 nhịp thở.
2. Tư thế Yoga Chiếc Bàn kết hợp với tư thế Mèo và Bò
- Bắt đầu từ tư thế Chiếc Bàn. Hai đầu gối mở bằng hai vai.
- Hít vào, thả ngực xuống, tạo độ cong ở lưng, nâng cằm ngước nhìn lên.
- Thở ra, cuộn tròn hết lưng và ngực lên.
- Thực hiện lặp lại động tác 5 lần.
3. Tư thế Yoga kéo giãn lườn
- Bước chân phải về phía trước và chân trái về phía sau. Nhấn háng sâu về trước.
- Hạ tay phải sang ngang hoặc về phía sau một chút. Vươn tay trái lên kéo căng lườn trái sang.
- Giữ lại và hít thở đều 5 nhịp. Nếu bạn không chống tay được lên sàn thì có thể sử dụng gạch Yoga, hoặc chồng vở để hỗ trợ.
- Làm tương tự với bên còn lại.
4. Tư thế Yoga ép căng dây chằng chân
- Đẩy hông về sau, duỗi thẳng chân phải. Gập người về phía trước để ép căng dây chằng chân phải.
- Hít ở đều trong 5 nhịp thở.
- Lưu ý không co đầu gối. Và nếu tay không chống tay được dưới thảm, thì bạn có thể chống trên chân phải hoặc chống tay bằng gạch ở hai bên gạch Yoga (hoặc ghế).
- Làm tương tự với bên còn lại.
5. Động Tác Yoga Xoạc Ngang Ở Tư Thế Đứng
- Chân mở rộng bằng hai vai, gập người về phía trước và hạ tay chạm đất.
- Nếu bạn không thể chạm hai tay chạm đất thì có thể sử dụng gạch Yoga.
- Giữ lại và hít thở đều 5 nhịp.
6. Tư thế Yoga ngồi xổm kết hợp với tư thế con ếch
- Bắt đầu bằng tư thế ngồi xổm.
- Hạ và tách mở rộng hai gối ra ngoài (hết cỡ có thể).
- Giữ đầu gối và hông ngang nhau, nhích người và hạ về trước. (có thể chống thẳng tay hoặc chống xuống cẳng tay).
- Giữ và hít thở đều 5 nhịp.
7. Tư thế Yoga xoạc ngang
- Mở rộng hai chân (độ rộng phù hợp với cơ thể của bạn).
- Để lưng thẳng và người không bị đổ về phía sau. Thì bạn có thể ngồi lên gạch Yoga hoặc bất kỳ vật gì có độ cao phù hợp để dễ gập người về trước hơn.
- Hít sâu và nhẹ nhàng gập người về phía trước đến khi cảm thấy dây chằng căng.
- Giữ và hít thở đều 5 nhịp thở.
Nguyên hy vọng rằng chia sẻ trên sẽ giúp cơ thể của bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn! Ngoài ra Nguyên cũng có nhiều bài viết về sức khỏe và Yoga dẻo dai. Mọi người hãy ủng hộ và đón chờ cùng Nguyên trong thời gian sắp tới nhé!
Tài liệu tham khảo
YOGA FOR FLEXIBILITY: 9 BEST YOGA POSES TO BECOME MORE FLEXIBLE